Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Tác dụng của cây ngải cứu !

Cây ngải cứu là một loại thuốc dân gian, khi phát hiện có công hiệu y dược các nhà bào chế thuốc bắt đầu trồng thuốc cứu ở vườn nhà, vườn thuốc và đặc biệt loại cây này rất dễ sống.
Cây ngải cứu là một loại thuốc dân gian, khi phát hiện có công hiệu y dược các nhà bào chế thuốc bắt đầu trồng thuốc cứu ở vườn nhà, vườn thuốc và đặc biệt loại cây này rất dễ sống.
Thường được dùng trong châm cứu hoặc xông khói, chữa viêm xoang mũi, họng, trị nhức đầu đông rất tốt. Mặt khác, lá thuốc cứu còn có tinh dầu tanin với các hoạt chất như: methatuyon, cyneolamin. 
Thuốc cứu có vị đắng, thơm nồng hăng hắc, tính ấm, có thể dùng lá tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức (vắt lấy nước cốt, uống ổn định kinh nguyệt đối với phụ nữ chưa qua thai kỳ).
Một số bệnh có thể chữa trị bằng cây ngãi cứu:
- Đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, viêm xoang mũi, chảy máu cam, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết: Dùng 200gr lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml. 
Chia làm 2 phần, uống trong ngày. Có thể tán nhuyễn, hãm 50ml nước sôi với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.
- Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương chân tay, các đốt xương cột sống, đau đầu hoa mắt, ghẻ lở do nghiện rượu, ngộ độc rượu lạ.
Dùng 300gr thuốc cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần.
- Cơ thể suy nhược, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
- Thời tiết thay đổi, cảm cúm, ho, đau cổ họng, nhức hai bên thái dương, dây thần kinh cổ, gáy: 300gr thuốc cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhắc xuống, xông 15 phút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét